Học sửa chữa mạch điện tử đang trở thành cụm từ khóa được đông đảo học viên và phụ huynh quan tâm trong suốt thời gian vừa qua. Trung tâm Dạy nghề số 1 tự hào là đơn vị đi đầu trong công tác dạy và học sửa chữa điện tử trên địa bàn Hà Nội.
Học sửa chữa mạch điện tử có khó không?
Theo đánh giá của các học viên đã theo học sửa chữa mạch điện tử tại trung tâm dạy nghề số 1, hầu hết các bạn đều nhận định học sửa chữa điện tử không khó.
Nó được xem là cánh cửa việc làm cho những ai có đam mê và cố gắng trong nghề này, nghề sửa chữa điện tử hiện nay không quá yêu cầu cao về trình độ, do đó, các bạn chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ, luôn cẩn thận.
Bên cạnh đó với tay nghề vững vàng các bạn có thể vào làm các công ty lớn của nước ngoài hoặc các công ty tư nhân hay học tại các trung tâm bảo hành.
Kèm theo đó, các bạn có thể mở cho mình một cửa hàng kinh doanh sửa chữa các thiết bị mạch điện tử tại nhà… quả thực những điều đó không hề khó, nếu như bạn thực sự nỗ lực và tìm tòi, luôn học hỏi để nâng cao tay nghề, năm bắt được xu thế và bắt kịp với thị hiếu của thị trường thì các bạn không bao giờ lo thất nghiệp và luôn thành công lớn trong nghề này.
Nội dung học sửa chữa mạch điện tử tại Trung tâm Dạy nghề số 1:
1) Nắm vững toàn bộ ký hiệu của từng thiết bị linh kiện và nguyên tắc hoạt động của chúng
Một sơ đồ mạch điện có bao gồm rất nhiều các ký hiệu điện và điện tử. Cùng với đó, chính ta sẽ không thể hiểu được mạch điện nếu như chúng ta không nắm vững được hệ thống ký hiệu này. Mỗi một linh kiện ở trong thực tế sẽ được mô tả bằng một ký hiệu riêng trên sơ đồ mạch điện, và tất cả mọi người đều phải tuân thủ các ký hiệu này khi bắt đầu thiết kế mạch điện.
2) Học viên cần hiểu rõ các quy ước trong khi đọc sơ đồ mạch điện
Sau khi đã thực sự nắm vững từng linh kiện từ ký hiệu cho tới nguyên lý hoạt động của chúng thì bước tiếp theo các bạn cần nắm vững đó là những quy tắc, quy ước khi các bạn đọc sơ đồ mạch điện. Hệ thống các quy ước này chúng ta cần phải tuân theo bởi đó là tiêu chuẩn chung của quốc tế.
Dưới đây chúng tôi tổng hợp một số quy ước để các bạn tham khảo:
– Ở trong một mạch điện thì những linh kiện sẽ được nối với nhau thông qua dây kết nối, ở trên sơ đồ mạch những dây sẽ được nối với nhau hay giao cắt nhau sẽ đều có chung một chấm tròn in đậm ở trên nút giao cắt của những dây nối và những điểm này chúng được gọi là một nút ở mạch điện.
– Tất cả những điểm đó khi có cùng ký hiệu thì sẽ được nối với nhau và chúng sẽ có cùng mức điện áp dù những điểm này không cần nối với nhau bằng đoạn mạch nào. Việc nối với nhau được nhận định là khâu không cần thiết khi sơ đồ đã có quá nhiều dây dẫn.
– Dòng điện theo nguyên tắc sẽ đi theo chiều từ nơi có điện áp cao tới nơi có điện áp thấp do đó, các bạn hãy nhớ kỹ để có thể phân tích chiều đi của dòng điện.
3) Nắm vững kỹ năng phân vùng với từng loại mạch cụ thể
Ở một sơ đồ mạch điện tử phức tạp thì các bạn cần khoanh vùng cho từng một loại mạch cụ thể chi tiết ở phần bên trong. Các mạch điện có chức năng sẽ bao gồm mạch nguồn, mạch khuếch đại và mạch tạo xung, cùng mạch vi xử lý, mạch cảm biến và mạch động lực.
Để có thể thành công trong nghề này các bạn phải trang bị cho mình 1 nền tảng kiến thức chắc chắn để có thể bắt nhịp với xu hướng, bạn cần rèn luyện các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành và vận hành.
Còn bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc hãy liên hệ ngay đến số 0986.393.391 – 0908.999.566 để được tư vấn kịp thời.