Học điện nước dân dụng có đang là chủ đề được các bạn quan tâm? Nếu bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu hết bài viết này để có cho mình những thông tin hữu ích, cần dùng đến trong thời gian sắp tới.
Học điện nước dân dụng nhanh chóng
Học điện nước dân dụng đang trở thành một hướng đi mới, đem lại nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Theo thống kê hầu hết học viên khi theo học điện nước đều có việc làm ngay với mức thu nhập cao, ổn định cuộc sống.
Đối tượng theo học điện nước dân dụng: Với các bạn có sức khoẻ, có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần theo học.
1. Mục tiêu đào tạo điện nước dân dụng
– Kiến thức đào tạo:
+ Học viên khi theo học điện nước dân dụng có thể nêu được nhiệm vụ, nắm rõ công dụng và còn có thể phân loại đường ống, thiết bị của hệ thống cấp, thoát nước của hộ gia đình;
+ Trình bày được sơ đồ về nguyên lý, cấu tạo và công dụng của các thiết bị, dụng cụ của nghề;
+ Đồng thời học viên theo học khóa điện nước dân dụng còn có thể học được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và kèm theo các tài liệu liên quan;
+ Thêm vào đó, học viên có thể trình bày được phương pháp lắp đặt, trình bày được cách vận hành hệ thống ống cấp, thoát nước, sao cho phù hợp với yêu cầu thi công.
– Kỹ năng cần có:
+ Học viên có thể lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ đồ nghề cầm tay, các dụng cụ đo kiểm, vật tư và thiết bị thường được dùng trong thi công, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước hộ gia đình;
+ Đo đạc, lấy dấu, cắt, ren và kèm theo đó có thể nối các mối nối thông thường sao cho có thể đạt được yêu cầu về kỹ thuật;
+ Học viên sau khi hoàn thành xong khóa học có thể lắp đặt được đường ống, thiết bị cấp và thoát nước gia đình và máy bơm 1 pha;
+ Thêm vào đó, học viên có thể vận hành được hệ thống cấp, thoát nước đúng theo quy trình;
+ Kiểm tra, đồng thời phát hiện và xử lý được các sự cố thông thường.
2. Thời gian đào tạo: thường dao động trong thời gian 2,5 – 3 tháng
Nội dung khóa học điện nước dân dụng
Chuyên đề 1. Dòng điện cơ bản:
– Dòng điện, điện áp và công suất: học viên có thể nêu lên được khái niệm, ý nghĩa vật lý, nêu lên được ký hiệu, đơn vị đo và cách đo bằng đồng hồ vạn năng,….
– Nắm vững quy cách về an toàn điện.
Chuyên đề 2. Điện tử cơ bản:
– Linh kiện điện tử bao gồm: điện trở, tụ điện và cuộn dây, biến áp, điốt, bóng bán dẫn,….
– Cùng với đó, học viên được tìm hiểu về cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra.
– Ngoài ra, học viên được tìm hiểu về các mạch điện cơ bản: khuếch đại, dao động,… cùng với cách hàn.
Chuyên đề 3. Mạng điện nội thất bao gồm:
– Học viên được tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đồng thời học viên có thể phân tích sơ đồ và sửa chữa thiết bị điện nội thất: công tơ điện, áttômát, cầu dao, chuông điện và chấn lưu, đèn huỳnh quang, đèn tròn, đèn compact, tủ điện gia đình,… kèm theo mạch điện cầu thang.
– Thêm vào đó, học viên có thể tính toán, thiết kế, lắp đặt mạng điện nội thất: đi nổi hoặc đi chìm,…Đọc được bản vẽ kỹ thuật.
Chuyên đề 4. Thiết bị nước:
– Học viên được tìm hiểu về chất lỏng và nước: nắm vững khái niệm, tính chất, phân loại. Áp lực mực nước. Cấu tạo, nguyên lý làm việc ở các bộ phận của đường ống nước: ống, cút, tê, măng sông, chếch, thu,…
Chuyên đề 5. Mạng cấp thoát nước bao gồm:
– Tính toán và thiết kế, lắp đặt mạng cấp thoát nước hộ gia đình. Sử dụng đồ nghề. Thêm vào đó, học viên được tìm hiểu về cách ren ống nước kẽm, cùng với cách dán nối ống nhựa.
– Ngoài ra, học viên còn có thể thiết kế, lắp đặt thiết bị vệ sinh và lắp đặt thiết bị nước: bình nóng lạnh, bệt, chậu rửa, bồn tắm, máy giặt sản phẩm đồng hồ nước, sen, vòi, phụ kiện phòng tắm, tiểu nam và tiểu nữ,…
– Hệ thống nước nổi và hệ thống nước chìm.
– Hệ thống tiếp áp để có thể tăng áp suất nước.
– Đọc được bản vẽ kỹ thuật
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với các bạn trong thời gian sắp tới.